
27 Th7 5 CÁCH TĂNG CƯỜNG SỰ MIỄN DỊCH CHO TRẺ MẦM NON
Chắc hẳn phụ huynh nào cũng có nỗi lo lắng sợ hãi khi cho con mình đến trường bởi vì lo ngại vấn đề sức khỏe con dễ mắc bệnh hơn khi con lần đầu tiếp túc với nhiều người và trải nghiệm ở 1 môi trường hoàn toàn xa lạ với con. Tuy nhiên để con có thể sẵn sàng học tập và khám phá môi trường mới 1 cách tự tin thì việc tăng cường hệ miễn dịch khỏe mạnh cho con là một nền tảng quan trọng đầu tiên mà ba mẹ cần đặc biệt lưu tâm. Hãy cùng ROB Kids phám phá cách đơn giản sau đây để ba mẹ có thể bảo vệ sức khỏe, tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn cho con nhé.

- Những điều cần biết về hệ miễn dịch
Hệ miễn dịch của trẻ chính là tuyến phòng thủ bảo vệ trẻ trước các tác nhân gây bệnh như vi khuẩn, vi rút, nấm mốc, ký sinh trùng và các kháng nguyên lạ gây bệnh từ bên ngoài.
Hệ miễn dịch hoạt động nhằm mục đích ngăn chặn và loại bỏ những yếu tố gây hại xâm nhập vào bên trong cơ thể. Sau đó, chúng sẽ được ghi nhớ lại để giúp cho cơ thể phản ứng được nhanh hơn.
- 2. Một số cách tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ:
- Chế độ dinh dưỡng đa dạng, đầy đủ dưỡng chất

Một chế độ ăn uống lành mạnh và đa dạng đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ, nhất là những trẻ sau khi cai sữa. Bởi chúng góp phần hình thành nên các tế bào và kích thích hệ miễn dịch hoạt động hiệu quả.
Để đảm bảo điều này, hãy chắc chắn rằng chế độ ăn của trẻ được cung cấp đầy đủ các vitamin nhóm C, D, A, kẽm, sắt, canxi các protein và selen. Các thực phẩm cần thiết như rau xanh, hoa quả, ngũ cốc và thực phẩm giàu protein như thịt, cá, đậu và sữa. Đồng thời, cần hạn chế tiêu thụ đồ ăn có chứa chất béo và đường cao, đồ ăn nhanh, nước ngọt có gas hay các thực phẩm có dấu hiệu ôi thiu, quá hạn sử dụng mà thay vào đó, khuyến khích sử dụng thực phẩm mới, tự nhiên và tươi ngon.
Đặc biệt, hãy đảm bảo rằng trẻ được ăn đủ bữa, đúng giờ và tuân thủ các quy tắc vệ sinh khi chuẩn bị thức ăn. Việc này đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe cho trẻ.
- Đảm bảo giấc ngủ đủ
Cơ thể được phục hồi và hệ miễn dịch hoạt động tốt hơn khi trẻ có giấc ngủ và thời gian nghỉ ngơi đầy đủ. Giấc ngủ đủ giúp cơ thể sản xuất các tế bào miễn dịch và khôi phục các hệ thống quan trọng. Nếu trẻ bị thiếu ngủ, các tế bào tự nhiên sẽ bị hao hụt, sức đề kháng giảm tạo cơ hội cho các yếu tố gây bệnh xâm nhập cơ thể.
Ngoài ra, thời gian nghỉ ngơi trong ngày cũng đóng vai trò quan trọng. Sau khi tham gia vào các hoạt động vận động mạnh, trẻ cần thời gian để nghỉ ngơi và phục hồi sức lực. Để tăng cường hệ miễn dịch cho trẻ thì bố mẹ cần phải đảm bảo con được ngủ đủ giấc.

- Rèn luyện sức khỏe với các hoạt động thể thao

Rèn luyện cho trẻ thói quen tập thể dục thể thao mỗi ngày, tích cực tham gia các hoạt động tốt cho sức khỏe. Thói quen vận động nhẹ nhàng, phù hợp với độ tuổi giúp cơ thể trẻ sản xuất và tăng sự nhạy bén của các tế bào trong cơ thể nhằm nhanh chóng nhận diện các tác nhân lạ gây bệnh từ đó nâng cao hệ miễn dịch.
Các môn thể thao không chỉ tăng cường hệ miễn dịch mà còn tạo được niềm vui cho trẻ khi tham gia. Các bộ môn phù hợp với trẻ hoạt động cùng với gia đình có thể đến các môn sau: thể dục nhịp điệu aerobic, bơi, đi bộ, hay đạp xe.
- Giữ gìn vệ sinh môi trường xung quanh
Vấn đề vệ sinh cá nhân cũng là một trong những yếu tố làm ảnh hưởng đến hệ miễn dịch của bé. Việc giữ gìn vệ sinh cá nhân được sạch sẽ giúp trẻ hạn chế tiếp xúc với các virus, vi khuẩn gây bệnh.
Ba mẹ cần phải tập cho con thói quen rửa tay với xà phòng vào những thời điểm như: trước khi bắt đầu bữa ăn và sau khi đi vệ sinh xong. Đồng thời, sau khi các bé tham gia các hoạt động vui chơi cũng cần phải rửa tay thật sạch sẽ. Đảm bảo môi trường sống cho trẻ tránh xa các nguồn ô nhiễm như khói thuốc lá, khói bụi, các hóa chất tẩy rửa, diệt côn trùng. Một thói quen quan trọng không được bỏ qua chính là đánh răng đều đặn 2 lần mỗi ngày để bảo vệ sức khỏe răng miệng cho con.

- Tiêm phòng đầy đủ

Đảm bảo trẻ được tiêm chủng đầy đủ vắc xin theo lịch khuyến cáo của Bộ y tế sẽ không chỉ bảo vệ trẻ khỏi bệnh tật, mà còn giúp bảo vệ những người dễ bị tổn thương trong cộng đồng, những người không được tiêm chủng do tiêm chủng vắc – xin kích thích cơ thể sản xuất kháng thể giúp chống đỡ vi sinh vật gây bệnh một cách chủ động.
No Comments